Sâu bệnh hại - Côn trùng
NẤM PHẤN TRẮNG
Bệnh phấn trắng là bệnh nguy hiểm, nhất là vào thời điểm giao mùa giữa mưa – nắng, bệnh phát triển và lây lan nhanh. Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng bất định.
Bào tử màu trắng, dạng hình ống và có kích thước 25-42 mm, với 2-4 cái đính thành chuỗi trên đính bào tử. Bào tử nảy mầm và xâm nhiễm vào lá qua khí khổng hoặc xuyên qua tầng cutin và biểu bì dậu, nấm hình thành bào tử vào khoảng 48 giờ và sau đó phát tán nhờ gió, đây là nguồn lây bệnh chính.
Các yếu tố để bệnh phát sinh: Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố thời tiết quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh và phát triển của bệnh phấn trắng (Topt 23-25°C, H0> 90%). Bào tử của nấm sẽ chết nếu T0>32-35°C, bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian ngắn hay bị úng nước. Mức độ bệnh sẽ nặng hơn nếu thời gian có sương mù và nhiệt độ thấp kéo dài.
Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, gây hại cả hai mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành nụ và hoa, làm hoa biến dạng không nở, thân khô, giảm nụ và bệnh nặng làm chết cây, trong điều kiện nóng ẩm và trồng trong nhà kính bệnh phát triển lây lan nhanh rất khó chữa trị. Bên cạnh đó, chúng cũng làm giảm quá trình quang hợp của cây do bề mặt lá bị nấm che phủ. Điều kiện tối ưu để nấm phấn trắng phát triển phụ thuộc vào ẩm độ và nhiệt độ trong vườn. Nếu vào ban đêm ẩm độ lớn hơn 90% và ban ngày ẩm độ dao dộng từ 40% đến 70% suốt cả ngày, nhiệt độ ban ngày từ 20 đến 30°C kéo dài liên tục trong 6 giờ thì nấm phấn trắng sẽ phát triển rất nhanh.
Hiện nay, theo thói quen, đa số bà con nông dân thường ít quan tâm đến việc làm vệ sinh vườn trong nhà kính, cắt tỉa cành lá, hoa thường đổ đầu bờ ruộng, đó là nguyên nhân và điều kiện cho các loại bệnh lây lan và phát triển, trong đó có bệnh nấm phấn trắng. Bệnh lây lan nhanh theo gió, theo nguồn nước.
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:
Do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra.
Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ 85%, nhiệt độ 18°C, ở nhiệt độ 27°C nấm sẽ chết trong 24 giờ.
Ruồi vàng đục trái tấn công, gây hại trên 230 loại cây trồng. Cây trồng, trái cây bị ruồi đục và đẻ trứng vào bên trong sẽ bị thối và rụng. Mùa mưa là thời điểm ruồi vàng đục trái sinh sản mạnh nhất, gây tổn thất nặng cho nhà vườn ...
Bọ nhảy thường gây hại nhiều trong các tháng mùa khô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau, thậm chí có thể gây mất trắng nếu không phòng trừ kịp thời. Bọ nhảy gây hại nhiều vào lúc sáng sớm và chiều mát. Trưa nắng thường lẩn trốn ở dưới gốc hoặc mặt dưới lá ...
Ruồi đục lá là loài đa thực, phổ ký chủ rộng, gây hại nhiều loài cây trồng. Ruồi đục lá đục ăn mô lá làm giảm khả năng quang hợp, làm cho cây cằn cỗi, lá rụng sớm đẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra vết thương của lá giòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, phát sinh và phát triển làm rụng lá, chết cây ...
Chúng sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, nách lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và tạo điều kiện môi trường cho nấm muội phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá ảnh hưởng đến quang hợp ...
Nhện đỏ gây hại làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thúi, rụng. Nhện còn có thể tuyền bệnh virus cho cây. Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng, cây bón nhiều đạm. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng. Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng ...
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch thuộc bộ cánh tơ, là một loài bọ trong họ Thripdae. Đây là một loài bọ gây hại trên nhiều loại cây trồng ...
NẤM PHẤN TRẮNG Bệnh phấn trắng là bệnh nguy hiểm, nhất là vào thời điểm giao mùa giữa mưa - nắng, bệnh phát triển và lây lan nhanh. Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng bất định ...
Nấm sương mai sau khi xâm nhập vào trong tế bào kí chủ sẽ sinh trưởng, phát triển và gây hại bên trong tế bào. Sự phát triển mạnh các sợi nấm bên trong mô tế bào sẽ làm phá vỡ các mô và cơ quan biểu bì của lá, khiến cho lá nhiễm nấm sương mai có hiện tượng bị quăn và biến dạng ...
Bệnh mốc xám hại cây là do nấm Botrytis sp. gây ra. Đây là một trong những bệnh hại cây trồng gây tổn thất nghiêm trọng đến sản lượng cây trồng trong nông nghiệp ...
Bọ phấn trắng là một trong những loài gây hại trên nhiều cây trồng khác nhau, chúng không chỉ chích hút các chất dinh dưỡng của cây mà còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, giảm giá trị thương phẩm, tác động đến kinh tế của nhà nông ...
Rệp chích hút nhựa cây làm lá bị cong và xoăn lại, cây sinh trưởng kém, lá bị vàng héo, quả nhỏ và dễ bị cháy xám. Chất dịch do rệp tiết ra dẫn dụ kiến đến và là môi trường cho loài nấm muội phát triển. Rệp Aphid còn là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ biến và nguy hiểm cho cây trồng ...